avatart

khach

icon

Hiểu sao cho đúng về số dư khả dụng bị âm

Kiến thức thẻ ATM

- 01/03/2023

0

Kiến thức thẻ ATM

01/03/2023

0

Số dư khả dụng bị âm làm cho chủ tài khoản không thể thực hiện được các giao dịch, gây ra nhiều vấn đề rắc rối, ảnh hưởng nhiều tới công việc cũng như sinh hoạt.

Mục lục [Ẩn]

Nhiều khách hàng thắc mắc trong tài khoản của mình còn tiền để thực hiện một giao dịch nào đó. Tuy nhiên, khi khách hàng đặt lệnh giao dịch thì được hệ thống ngân hàng thông báo không thực hiện được do số dư tài khoản không đủ. Nguyên nhân có thể là do số dư khả dụng bị âm.

Số dư khả dụng bị âm là gì?

Số dư khả dụng là gì?

Số dư khả dụng tiếng anh là available balance, là số dư trong tài khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút và sử dụng, thường số dư khả dụng sẽ nhỏ hơn số dư thực tế. Số dư thực tế là số dư hiện đang có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Nếu khách hàng được cấp hạn mức thấu chi thì số dư khả dụng sẽ được tính như sau:

Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong toả (nếu có) – Số dư tối thiểu phải duy trì theo quy định của mỗi ngân hàng.

Trong đó:

- Số dư tối thiểu là số tiền cần duy trì trong tài khoản của khách hàng tại mọi thời điểm để tài khoản còn giá trị hoạt động.

- Số tiền phong tỏa là số tiền trong tài khoản thanh toán bị phong tỏa bởi ngân hàng.

- Hạn mức thấu chi là số tiền mà chủ thẻ được ngân hàng cho phép chủ thẻ tiếp tục sử dụng khi tài khoản thanh toán của chủ thẻ còn 0 đồng trong một hạn mức mà ngân hàng đưa ra ban đầu.

Trong quá trình sử dụng thẻ ATM, chủ thẻ cần lưu ý về số dư khả dụng của thẻ, bởi vì nó sẽ quyết định được số tiền trong thẻ mà khách hàng có thể rút và nếu có phát sinh vấn đề gì thì có thể liên hệ ngay với ngân hàng để giải quyết.

Như vậy, Số dư khả dụng bị âm tức là số dư khả dụng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0.

Số dư khả dụng bị âm là gì?

Số dư khả dụng bị âm là gì?

Nguyên nhân số dư khả dụng bị âm

Số dư khả dụng bị âm do số tiền bị phong tỏa nhiều hơn hoặc bằng số dư có trong tài khoản + Hạn mức thấu chi (nếu có) - Số dư tối thiểu.

Ngân hàng sẽ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền có trên tài khoản trong những trường hợp nào:

- Ngân hàng nhận được yêu cầu của chủ tài khoản về việc phong tỏa số tiền hoặc tạm khóa tài khoản.

- Ngân hàng nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (cơ quan Thuế, Tòa án, Viện Kiểm soát).

- Ngân hàng phát hiện nhầm lẫn, sai sót khi ghi có vào tài khoản của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền.

- Ngân hàng phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản.

- Khi nhận được thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản chung giữa các chủ tài khoản chung.

Cách xử lý

Khi gặp tình huống số dư khả dụng bị âm, chủ tài khoản yên tâm vì số tiền bị tạm khóa hay phong tỏa được ngân hàng bảo toàn và kiểm soát rất chặt chẽ.

Chủ tài khoản nên liên hệ với ngân hàng sớm nhất để tìm hiểu nguyên nhân của việc bị phong tỏa. Khi đó, phía ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng để giải quyết nhanh nhất.

Liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ

Liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ

Việc tạm khóa, phong tỏa tài khoản chấm dứt khi:

- Kết thúc thời hạn tạm khóa theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

- Khi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa.

- Khi ngân hàng đã tìm ra nguyên nhân và xử lý xong việc nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền.

- Khi các chủ tài khoản chung có văn bản gửi đến ngân hàng xác định tranh chấp đã được giải quyết.

- Sau khi xác minh tài khoản không có gian lận, vi phạm pháp luật.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn một cách nhìn tổng quan về số dư khả dụng bị âm để bạn không quá hoang mang khi tình huống này xảy ra với mình.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (4 lượt)

4,5 (4 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn thẻ tín dụng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH THẺ TÍN DỤNG

Số mức thu nhập

Chọn số mức thu nhập

Hình thức nhận lương

Chọn hình thức nhận lương

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *