Thẻ ATM là thẻ Debit hay Credit?
Mục lục [Ẩn]
Mặc dù ngân hàng thường phát hành nhiều loại thẻ với các tính năng khác nhau nhưng hiện nay có 2 loại thẻ chính là Debit và Credit. Để phân biệt được thẻ ATM thuộc thẻ Debit hay Credit thì trước hết các bạn phải hiểu rõ tính năng của 2 loại thẻ này.
Phân biệt thẻ Debit và thẻ Credit
Thẻ ghi nợ - Debit Card
Thẻ Debit tên gọi bằng tiếng Anh của thẻ ghi nợ - một trong những sản phẩm thẻ căn bản của các ngân hàng. Thẻ ghi nợ thường có nhiều chức năng và còn phụ thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ như thanh toán hóa đơn, giao dịch rút tiền mặt, nạp tiền, tiết kiệm…
Thẻ ghi nợ được chia làm 2 loại:
- Thẻ ghi nợ nội địa: Như tên gọi, phạm vi sử dụng chức năng của thẻ chỉ thực hiện ở phạm vi trong nước.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Thường được biết đến với các loại thẻ như: Thẻ MasterCard Debit, thẻ Visa Debit, thẻ JCB Debit… thẻ ghi nợ quốc tế được sử dụng trên toàn thế giới và thường mức phí cao hơn so với thẻ nội địa.
Điểm đặc trưng của thẻ ghi nợ để phân biệt với thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ chỉ có thể sử dụng khi tài khoản có tiền và không được xài quá số tiền mà thẻ đang có. Nếu bạn không đủ tiền trong tài khoản để mua sắm online thì bắt buộc bạn phải trực tiếp ra chi nhánh ngân hàng để nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc nhận chuyển khoản từ ai đó. Ví dụ như bạn muốn mua đôi giày trị giá 2 triệu nhưng trong thẻ chỉ có 1 triệu 500 nghìn VND thì không thể mua sắm được.
Việc mở thẻ ghi nợ khá dễ dàng, các ngân hàng hỗ trợ mở thẻ ghi nợ khá nhanh chóng, thủ tục đơn giản. Trong đó, điều kiện để mở thẻ chỉ cần là công dân trên 18 tuổi là được chấp nhận.
Xem thêm: Thẻ Debit khác gì Credit? Nên dùng thẻ nào hợp lý?
Phân biệt thẻ Debit và Credit
Thẻ tín dụng - Credit Card
Thẻ tín dụng hay còn có tên tiếng Anh là Credit Card là thẻ được ngân hàng cung cấp với các điều kiện mở thẻ thường khác nhau giữa 2 loại MasterCard và Visa. Mỗi thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng khác nhau tùy thuộc vào hồ sơ xét duyệt.
Khác với thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng được quyền sử dụng trước trả tiền sau. Đồng nghĩa với việc ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền để thanh toán các nhu cầu mua sắm và sinh hoạt. Sau thời hạn ưu đãi hưởng lợi ích không lãi suất bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền đã vay nếu quá hạn ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi trên số tiền vay.
Thẻ tín dụng cũng được chia làm 2 loại:
- Thẻ tín dụng nội địa: Phạm vi sử dụng thẻ bị giới hạn ở khu vực trong nước, bạn sẽ được hưởng ưu đãi từ các nhãn hàng cũng như các trung tâm thương mại trong nước.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Gồm thẻ Master Credit, Visa Credit,… có thể sử dụng cả trong và ngoài nước, ưu đãi được hưởng từ các nhãn hàng, thương hiệu cũng như trung tâm thương mại ở phạm vị toàn cầu. Tuy nhiên khi sử dụng thẻ tại nước ngoài bạn sẽ bị tính thêm phí chuyển đổi ngoại tệ từ 3% – 4%.
Điều kiện để mở thẻ tín dụng phức tạp hơn thẻ ghi nợ và phụ thuộc vào chính sách cũng như yêu cầu của mỗi ngân hàng. Hầu như các ngân hàng đều yêu cầu người mở thẻ xác minh được tài chính để đảm bảo cho việc chi trả cho các hóa đơn tiêu dùng từ thẻ tín dụng mới chấp nhận mở thẻ.
Xem thêm: So sánh thẻ tín dụng của các ngân hàng phổ biến
Thẻ Credit mang lại nhiều tiện ích
Thẻ ATM là thẻ Debit hay Credit?
Nhiều người khi được hỏi câu hỏi này đều có câu trả lời là thẻ ATM chính là thẻ ghi nợ nội địa, tuy nhiên đây là câu trả lời mới chỉ đúng một phần chứ chưa hoàn toàn chính xác.
Thẻ ATM là tên gọi thông dụng về một loại thẻ bất kỳ, có thể giao dịch, rút tiền được bằng máy ATM. Như vậy, thẻ ATM không phải chỉ là thẻ ghi nợ nội địa mà nó bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ có nhiều chức năng như thanh toán, rút tiền, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại…
Có thể nói Credit card và Debit card là một chiếc ví điện tử giúp bạn thực hiện mọi giao dịch tại những nơi chấp nhận thẻ như: Các cửa hàng, các siêu thị, các khách sạn, các site bán hàng trực tuyến.
Hiểu đúng về thẻ ATM
Nên dùng Debit Card hay Credit Card?
Theo nhu cầu hiện nay, nên có cả 2 loại thẻ vì thẻ Debit được kết hợp ATM sẽ rút tiền dễ dàng mọi nơi ở Việt Nam với chi phí thấp hoặc miễn phí, trong khi thẻ Credit rút tiền với chi phí rất cao (thường là 4% trên tổng số tiền).
Nên dùng thẻ Mastercard Credit hay Debit là tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Hãy dựa trên những phân tích sau đây để đưa ra lựa chọn phù hợp với mình nhất:
- Đối với thẻ Debit MasterCard, thẻ có đầy đủ khả năng thanh toán, rút tiền… Dù không có khả năng chi tiêu vượt số tiền có trong tài khoản nhưng bạn lại không bao giờ lo về các khoản vay vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Điều đó có thể giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn.
- Tuy nhiên, thẻ Debit MasterCard sẽ không được hưởng ưu đãi nhiều bằng thẻ Credit, vì thẻ Credit được ngân hàng phát hành để kích thích mua sắm từ người sở hữu.
- Khoản vay này của khách hàng sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu trả trước 45 ngày. Nếu qua thời gian này, khách hàng chưa trả hết số tiền đã vay thì sẽ bị tính lãi và nếu không trả sẽ bị liệt vào danh sách đen nợ xấu.
- Cũng chính vì được chi tiêu trước trả tiền sau mà chủ thẻ Credit MasterCard là thường tiêu dùng vượt quá số thẻ. Đối với những người nghiện mua sắm thì việc sở hữu chiếc thẻ này dễ dẫn đến việc chi tiêu quá tay và quanh năm đi trả nợ lãi.
Việc hiểu rõ chức năng, công dụng của các loại thẻ ngân hàng là bước đầu tiên khi bắt đầu sử dụng thẻ mặc dù không nhiều người thực sự quan tâm và hiểu biết điều này. Nắm rõ chức năng của các loại thẻ sẽ giúp bạn hình thành thói quen sử dụng thẻ khôn ngoan, biết sử dụng tài chính một cách hợp lý và hiệu quả. Khách hàng có thể yêu cầu tư vấn mở thẻ tại đây để được hỗ trợ tốt nhất!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất