Tài khoản bỗng dưng được tiền, có nên rút ra tiêu?
Mục lục [Ẩn]
Khoản tiền “từ trên trời rơi xuống”
Dịch vụ Internet Banking đang ngày càng phát triển, việc chuyển tiền trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự thuận tiện và dễ dàng này đôi khi lại dẫn đến những tình huống gây phiền phức cho cả người nhận và người gửi như chuyển nhầm số tiền, hoặc chuyển nhầm tài khoản do bất cẩn…
Nhận được tiền vào tài khoản nhưng vẫn chưa thể biết chắc đó là tiền của mình
Nếu chuyển nhầm tiền, xử lý ngay bằng cách sau đây!
Tháng 11 năm 2006, ông N.T.H đến chi nhánh Vietcombank Vinh gửi cho con trai là N.V.D đang học đại học tại Hà Nội số tiền 4 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền anh D nhận được hôm đó lên tới hơn… 48.5 tỷ đồng, gấp 12 ngàn lần so với số tiền gốc. Nguyên nhân của sự việc là do ngân hàng sơ suất… chuyển nhầm tiền cho khách hàng.
Một trường hợp khác xảy ra vào tháng 6 năm 2017, bà N.M.L bất ngờ nhận được số tiền 20 triệu đồng do tài khoản của anh L.Đ.N chuyển khoản nhầm. Tuy nhiên, thay vì ngay lập tức chuyển lại cho anh N, bà L đã yêu cầu anh N “hậu tạ” cho mình 5 triệu đồng để nhận được số tiền nhầm lẫn.
Những sự việc “dở khóc dở cười” như vậy không phải là điều hiếm gặp.Nếu là người được nhận tiền, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Thận trọng khi tiêu số tiền không phải của mình
Chuyển khoản nhầm, chuyển nhầm tài khoản hay được nhận tài khoản chuyển nhầm vào ATM… không phải là vấn đề mới với một số nước, nhất là khi việc chuyển tiền ngày càng được hiện đại và dễ dàng như hiện nay. Ở Việt Nam, do chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ nên khi sự việc xảy ra, đa số người gửi sẽ thông báo cho ngân hàng để liên hệ với người thụ hưởng. Sau đó, bên gửi và bên nhận sẽ tự thỏa thuận sự với nhau về số tiền nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong trường hợp người nhận không chịu hợp tác, hoặc đòi hỏi chi phí “hậu tạ” thì người gửi có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để lấy lại số tiền đã mất theo điều 579 Bộ Luật Dân sự 2015.
Rút tiền gửi nhầm ra tiêu, người nhận có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu không hoàn trả
Tìm hiểu thêm các tình huống dở khóc dở cười khi chuyển khoản ngân hàng
Trong trường hợp chủ tài khoản nhận được số tiền đã được Ngân hàng thông báo là nhàm lẫn, bên gửi đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141, Bộ luật Hình sự sửa đổi 2009 với mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Ở tình huống của ông N.T.H và ngân hàng Vietcombank, ông đã chủ động thông báo với ngân hàng để chuyển trả lại số tiền được chuyển nhầm. Sự việc sau đó kết thúc êm đẹp. Tuy nhiên, trường hợp của anh L.Đ.N và bà N.M.L rắc rối hơn nhiều. Anh N không đồng ý bỏ ra 5 triệu để hậu tạ bà L vì cho rằng đó chỉ là số tiền do mình chuyển nhầm chứ không thuộc về sở hữu của bà L. 2 bên sau đó đã đưa nhau ra tòa và bà L bị khép vào tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, vi phạm Luật Hình sự.
Như vậy, không phải bao giờ “tiền từ trời rơi xuống” cũng là điều tốt. Nếu bỗng dưng nhận được một số tiền “đi lạc” của ai đó vào tài khoản, tốt nhất là bạn nên chuyển trả lại cho người gửi để tránh phiền phức, thậm chí là rơi vào vòng lao lý vì nguyên nhân không đáng có.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất