Những điều cực kỳ quan trọng bạn cần biết về rút tiền mặt qua máy POS
Mục lục [Ẩn]
Rút tiền qua máy POS là gì?
Thẻ tín dụng là chiếc thẻ được cấp hạn mức, tức là khách hàng có thể sử dụng nhiều hơn số tiền có trong thẻ đến một hạn mức nhất định. Sau đó, đến các thời kỳ trả nợ thẻ, khách hàng cần hoàn trả số tiền đã tiêu hụt để tránh gặp rắc rối về tài chính.
Rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS là một giao dịch được thực hiện trên máy POS tại các điểm mua sắm liên kết với ngân hàng mở thẻ. Tuy nhiên, đây được xem là giao dịch khống vì máy POS chỉ có chức năng thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, cho nên hình thức giao dịch này chưa được pháp luật thừa nhận.
Cách rút tiền mặt qua máy POS
Điều đầu tiên chuẩn bị là bạn phải có một chiếc thẻ tín dụng (thẻ credit) để có thể rút tiền. Địa điểm rút tiền sẽ là ở các điểm giao dịch của nhà cung cấp dịch vụ.
Cách thức thực hiện việc rút tiền tương tự như giao dịch quẹt thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa. Tuy nhiên thực tế là không có hoạt động mua bán gì ở đây mà sau khi quẹt, bạn sẽ nhận được tiền mặt.
Phí rút tiền mặt của dịch vụ này khá thấp, chi giao động từ 1,2% - 1,6%.
Xem thêm: Thẻ tín dụng rút được bao nhiêu và lãi suất như thế nào?
Rút tiền mặt qua máy POS đang nở rộ với nhiều ưu điểm nổi bật
Quá trình rút tiền thẻ tín dụng trên máy POS
Chúng tôi gọi dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thông qua các điểm máy POS là một “hệ thống”, vì nó bao gồm nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng một cách hoàn hảo từ khi vay nóng tiền mặt đến khi trả xong nợ cho ngân hàng.
"Dịch vụ" rút tiền từ thẻ tín dụng
Nó đáp ứng được ngay nhu cầu tiền mặt của chủ thẻ. Ngân hàng thông thường chỉ cho phép rút tiền mặt bằng 50% hạn mức tín dụng, nhưng sẽ thanh toán được 100%; các điểm chấp nhận thẻ đã lợi dụng kẽ hở này để trục lợi.
Ví dụ:
Khách hàng A sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng X, có nhu cầu rút 100 triệu đồng từ thẻ này nhưng sợ phải chịu phí và lãi suất cao. Cửa hàng B sẽ gợi ý A sử dụng dịch vụ rút tiền mặt thông qua máy POS.
A và B sẽ thực hiện một giao dịch “mua bán khống” qua POS, danh nghĩa là mua bán thông thường nhưng thực tế không có hàng hóa nào được trao đổi. Mục đích giao dịch này nhằm đánh lừa ngân hàng X, khiến họ hiểu nhầm rằng A và B đang thanh toán hàng hóa thực sự nên đương nhiên ngân hàng sẽ cho phép A thanh toán tối đa 100% hạn mức tín dụng. Quy trình đơn giản như mua sắm thông thường:
- A cà thẻ tín dụng vào máy POS của B để "thanh toán" 100 triệu đồng cho cửa hàng B;
- B ngay sau đó sẽ đưa cho A 100 triệu đồng tiền mặt, trừ đi một khoản phí thu từ A.
X hoàn toàn không biết “mánh khóe” này, họ chỉ ghi nhận nó là một giao dịch thanh toán thành công nên đương nhiên A sẽ rút được hết 100 triệu mà vẫn được miễn lãi tối đa 45 ngày với chi phí bỏ ra ít hơn rất nhiều so với rút tiền tại ATM.
Dịch vụ này có lợi nhất cho B nhưng A không thể chắc chắn thông tin thẻ tín dụng của mình có bị đánh cắp hay không, ngân hàng X thì gánh chịu toàn bộ rủi ro này vì các rào cản rút tiền trở nên vô hiệu lực. Cũng phải nói rằng chỉ cần một người với máy POS trên tay là có thể cung cấp dịch vụ ở bất kỳ ngõ ngách nào, thời gian nào trên khắp cả nước - một bài toán cực kỳ khó cho ngân hàng!
“Xoay vòng khoản vay”
Người bán B sẽ gợi ý khách hàng A mở nhiều thẻ tín dụng nhất có thể, giả sử 4 chiếc. Nếu khách hàng này có nhu cầu vay tiền mặt, B gợi ý A chỉ rút tiền của 2 thẻ. Khi tới ngày đáo hạn trả nợ 2 thẻ này, A sẽ dùng 2 thẻ còn lại để trả nợ, cứ thế xoay vòng. Đó được gọi là chiêu “xoay vòng khoản vay”, dùng hạn mức của 2 thẻ sau để trả nợ cho khoản vay của 2 thẻ trước khi tới ngày đáo hạn để tránh bị phạt trả nợ chậm và lãi suất cao.
Dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng
Khách hàng A lo lắng không có nguồn tài chính để trả nợ cho ngân hàng khi tới hạn thanh toán. Vấn đề này của A sẽ được cửa hàng B giải quyết ổn thỏa với dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Theo đó, khi tới ngày đáo hạn trả nợ cho ngân hàng mà A chưa thể xoay sở được nguồn tài chính đối ứng, A chỉ cần mang thẻ tín dụng và chứng minh nhân dân tới cửa hàng của B; B sẽ tạm thời cho A vay để trả nợ cho ngân hàng và giữ lại thẻ, đồng thời nhận một khoản phí gọi là “phí dịch vụ đáo hạn”.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua máy POS ở đâu?
Hậu quả khi tham gia rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua POS
Từ phía pháp luật
Chủ thẻ và điểm chấp nhận thanh toán thẻ tự thỏa thuận với nhau để thực hiện một giao dịch mua bán khống nhằm gian lận là hoạt động trái với pháp luật, có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả hệ thống tài chính nếu như nó tích lũy quá nhiều rủi ro. Nếu bị phát hiện, chủ thẻ và đơn vị cung cấp dịch vụ này có thể sẽ bị phạt hành chính từ 15 - 30 triệu VND theo quy định tại NĐ 96/2014 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Vì vậy chúng ta hãy dừng sử dụng dịch vụ bất chính này trước khi phải gánh chịu những hậu quả không đáng có.
Tự tạo rủi ro cho chính mình
Việc rút tiền qua thẻ tín dụng thực tế còn đang đi ngược lại với chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hơn nữa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Rủi ro thứ nhất là khi khách hàng rút hết tiền mặt, sử dụng hết hạn mức đó thì họ có thể rơi vào tình trạng nợ nần. Nếu không thanh toán đúng kỳ hạn sao kê thì sẽ bị ngân hàng phạt do chậm thanh toán.
Mặc dù là trên thị trường cũng có các dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng sẽ giúp bạn chuyển nợ sang kỳ tiếp theo, nhưng nếu bạn cứ sử dụng mãi các dịch vụ này thì dần dần số phí bạn mất cho các dịch vụ rút tiền sẽ không hề nhỏ. Đáo hạn thẻ tín dụng không phải là giải pháp tài chính bền vững nhưng có thể đôi lúc bạn vẫn cần cân nhắc sử dụng để tránh bị hạ điểm tín dụng trên hệ thống CIC.
- Rủi ro thứ hai đó chính là việc rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ gây vỡ nợ ngân hàng do phát sinh nợ xấu.
- Rủi ro thứ ba là giao dịch gian lận bởi đơn vị chấp nhận thẻ vẫn xuất hóa đơn, nhưng trên thực tế không mua bán hàng hóa thực sự. Với khách hàng, nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ vì các điểm mua sắm không được bảo mật.
Thẻ tín dụng của khách hàng có nguy cơ bị sao chép thông tin cá nhân nhằm mục đích ăn cắp thông tin, làm giả thẻ để rút tiền mặt gây thiệt hại cho chủ thẻ và ngân hàng.
- Rủi ro thứ tư là rủi ro về mặt pháp luật. Các dịch vụ liên quan về thẻ tín dụng là các dịch vụ liên quan trực tiếp đến tiền nên được ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định và điều phối rất chặt chẽ. Chính vì thế bạn cần phải quan tâm đến yếu tố pháp lý trước khi quyết định rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.
Tìm hiểu thêm: [CẢNH BÁO] Tác hại của rút tiền thẻ tín dụng online
Nhìn chung, nếu chấp nhận sử dụng dịch vụ rút tiền mặt qua máy POS, bạn phải hết sức cẩn trọng trong việc bảo mật thẻ và thông tin cá nhân của mình vì nguy cơ bị đánh cắp là rất lớn.
Thêm nữa, do chưa phải là hình thức được pháp luật công nhận, bạn cần cẩn trọng trước các biến tướng và hình thức trá hình của hình thức rút tiền này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất