TheBank
Gửi yêu cầu tư vấn

So sánh lãi suất vay thế chấp

  • Mục Đích Vay

  • Thời Hạn Vay

  • Lãi Suất Ưu Đãi

  • Thời Gian Ưu Đãi

  • Ngân Hàng Hỗ Trợ

  • TÌM KIẾM CHỌN LẠI

Có {{(results | filter:customFilter(is_promotion,product,loan_term,loan_incentive_period,company)).length}} sản phẩm
Sắp xếp : Tốt nhất
  • Quan tâm

  • Đánh giá cao

  • Nhiều chuyên gia

  • Lãi suất tăng dần

  • Lãi suất giảm dần

  • Thời hạn vay tăng dần

  • Thời hạn vay giảm dần

Sản phẩm Lãi suất (năm) Vay tối đa Thời hạn vay Liên hệ
{{x.img_alt}} {{x.product_name}}

{{x.product_purpose}}

{{x.number_comment}} nhận xét
{{x.str_rate}}% {{x.viewed}} người đã đăng ký {{x.str_date_apply}} {{x.str_promotion}} {{x.max_loans}} {{x.max_year}} Đăng ký vay

Ngân hàng nổi bật

Vay thế chấp ngân hàng MSBVay thế chấp ngân hàng SacombankVay thế chấp ngân hàng DongA BankVay thế chấp ngân hàng EximBankVay thế chấp ngân hàng Nam A BankVay thế chấp ngân hàng ACBVay thế chấp ngân hàng SaigonbankVay thế chấp ngân hàng VPBankVay thế chấp ngân hàng MBBankVay thế chấp ngân hàng Bac A BankVay thế chấp ngân hàng VIBVay thế chấp ngân hàng SeABankVay thế chấp ngân hàng HDBankVay thế chấp ngân hàng Southern BankVay thế chấp ngân hàng Viet Capital BankVay thế chấp ngân hàng OCBVay thế chấp ngân hàng SCBVay thế chấp ngân hàng VietABankVay thế chấp ngân hàng SHBVay thế chấp ngân hàng GPBankVay thế chấp ngân hàng ABBankVay thế chấp ngân hàng NCBVay thế chấp ngân hàng KienLong BankVay thế chấp ngân hàng VietbankVay thế chấp ngân hàng OceanBankVay thế chấp ngân hàng PG BankVay thế chấp ngân hàng Western BankVay thế chấp ngân hàng CBBankVay thế chấp ngân hàng DaiA BankVay thế chấp ngân hàng LPBankVay thế chấp ngân hàng TPBankVay thế chấp ngân hàng MDBankVay thế chấp ngân hàng BAOVIET BankVay thế chấp ngân hàng VietcombankVay thế chấp ngân hàng VietinbankVay thế chấp ngân hàng BIDVVay thế chấp ngân hàng AgribankVay thế chấp ngân hàng MHBVay thế chấp ngân hàng VBSPVay thế chấp ngân hàng VDBVay thế chấp ngân hàng Public Bank Việt NamVay thế chấp ngân hàng Indovina BankVay thế chấp ngân hàng Vinasiam BankVay thế chấp ngân hàng VRBVay thế chấp ngân hàng HSBCVay thế chấp ngân hàng Standard CharteredVay thế chấp ngân hàng Shinhan BankVay thế chấp ngân hàng ANZVay thế chấp ngân hàng HongLeong BankVay thế chấp ngân hàng CitibankVay thế chấp ngân hàng Co-opbankVay thế chấp ngân hàng BIDCVay thế chấp ngân hàng Vinasiam BankVay thế chấp ngân hàng PVcomBankVay thế chấp ngân hàng Woori BankVay thế chấp ngân hàng UOBVay thế chấp ngân hàng CBAVay thế chấp ngân hàng First BankVay thế chấp ngân hàng CIMB Việt Nam

Tổng quan về vay thế chấp ngân hàng và những kinh nghiệm trước khi vay

Tổng quan về vay thế chấp

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản đảm bảo. Khách hàng sử dụng các tài sản có giá trị như bất động sản (nhà ở, đất đai), xe ô tô ... để thế chấp cho khoản vay của mình tại ngân hàng. Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng thì phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.

Vay thế chấp là sản phẩm được cung cấp bởi các ngân hàng. Hiện nay các công ty tài chính chưa triển khai sản phẩm vay thế chấp.

Đặc điểm và lợi ích sản phẩm vay thế chấp

Vay thế chấp có các đặc điểm và lợi ích nổi bật sau:

  • Uy tín của người đi vay được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo có giá trị và chứng minh khả năng tài chính với nguồn thu nhập ổn định nên lãi suất cho vay thế chấp rất hấp dẫn khoảng từ 5% - 11%
  • Thời hạn vay dài, 5 năm đến 10 năm với mua ô tô và vay xây - sửa nhà, từ khoảng 20 - 25 năm với vay mua nhà. Điều này giúp giảm gánh nặng trả nợ cho người đi vay.
  • Số tiền mà khách hàng có thể vay rất lớn vào khoảng 70% - 80% giá trị tài sản đảm bảo, tối đa có thể lên đến 100% giá trị tài sản thế chấp.
  • Đáp ứng được đa dạng mục đích vay vốn từ vay mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, kinh doanh, du học...
  • Khách hàng vẫn được giữ và sử dụng tài sản thế chấp trong quá trình vay vốn. Ngân hàng chỉ giữ bộ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người đi vay.
  • Các tài sản thế chấp chỉ bị thu hồi trong trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ.
  • Tài sản dùng trong thế chấp chủ yếu là bất động sản, các phương tiện giao thông cơ giới như xe ô tô...
  • Tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tương lai như căn hộ chung cư, biệt thự liền kề, ô tô chuẩn bị mua...

Phân loại và phân biệt các sản phẩm vay thế chấp

Sản phẩm vay thế chấp được phân loại chủ yếu theo mục đích vay, trong đó các sản phẩm phổ biến nhất là:

  • Vay mua nhà: Là sản phẩm tín dụng tài trợ nguồn vốn cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua nhà đất hoặc nhà chung cư, biệt thự liền kề...
  • Vay mua xe ô tô: Là sản phẩm tín dụng được triển khai cho những khách hàng vay vốn nhằm mục đích mua xe để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc đi lại.
  • Vay kinh doanh: Sản phẩm vay vốn hỗ trợ cho những khách hàng có nhu cầu huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Người đi vay có thể đảm bảo khoản vay bằng các tài sản thế chấp như bất động sản, động sản, giấy tờ có giá hoặc mặt bằng đang kinh doanh...
  • Vay du học: Là sản phẩm đáp ứng mục đích vay vốn để đi du học hoặc chứng minh năng lực tài chính để đi du học. Đối tượng vay vốn có thể là du học sinh hoặc thân nhân của du học sinh. Hạn mức vay tối đa có thể đạt 100% chi phí du học.
  • Vay mua bất động sản: Sản phẩm tín dụng hỗ trợ những khách hàng có nhu cầu vay vốn với mục đích mua bất động sản. Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản hình thành từ vốn vay hoặc bất động sản có sẵn, các tài sản có giá trị khác của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.
  • Vay xây dựng - sửa nhà: Là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng thanh toán các chi phí cho mục đích xây dựng, sửa chữa, trang trí và hoàn thiện căn nhà mơ ước.

Điểm quan trọng nhất của gói vay thế chấp là có tài sản đảm bảo, với mỗi mục đích vay, ngân hàng sẽ ưu tiên tài sản đảm bảo được hình thành trong tương lai của chính gói vay đó. Ngoài ra các tài sản đảm bảo khác như sổ đỏ, xe ô tô cũ, nhà máy, hàng hóa hay tài sản cố định vẫn được ngân hàng định giá và xem xét cho vay nếu đủ điều kiện. Do đó, rất nhiều khách hàng quan tâm đến các gói vay thế chấp sổ đỏ, vay thế chấp nhà ở, thế chấp xe... để phục vụ các mục đích khác nhau, tuy nhiên tất cả các gói vay đều phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn hợp lý và hợp lệ.

Điều kiện và thủ tục khi vay thế chấp

Khi vay thế chấp tại các ngân hàng, bạn cần đáp ứng các điều và thủ tục cơ bản sau đây:

Điều kiện:

  • Có tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng cho vay. Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quản lý của người đi vay hoặc một số ngân hàng chấp nhận tài sản đảm bảo của bên thứ ba nhưng phải được ủy quyền và được ký xác nhận của bên thứ ba. Thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn, tài sản đảm bảo không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng cũng như quản lý.
  • Khách hàng đi vay có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại thời điểm vay
  • Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay. Nguồn thu nhập chủ yếu từ lương, kinh doanh và cho thuê tài sản.
  • Có mục đích vay vốn cụ thể, rõ ràng

Thủ tục:

  • Giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân: CMND, hộ chiếu, hộ khẩu, đăng ký kết hôn (nếu có), sổ tạm trú.
  • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính/thu nhập: Phương án kinh doanh, giấy tờ theo dõi hoạt động kinh doanh, doanh số kinh doanh, hợp đồng lao động, sao kê lương... (tùy thuộc theo mục đích, nhu cầu vay ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp loại giấy tờ phù hợp) 
  • Giấy tờ vay vốn: Giấy tờ xin vay vốn, giấy tờ chứng minh phương án vay vốn, trả nợ... (tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu vay mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu cụ thể) 
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản hợp pháp, hợp đồng mua bán xe/nhà, giấy tờ có giá...

Lãi suất cho vay thế chấp và cách tính lãi

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn vay tín chấp do có tài sản đảm bảo để thế chấp. Lãi suất vay thế chấp giao động từ 6% - 12% phụ thuộc vào mục đích vay, đơn vị cho vay và chương trình ưu đãi vay.

- Lãi suất ưu đãi: Lãi suất ưu đãi là lãi suất mà ngân hàng đưa ra ban đầu nhằm thu hút người vay. Thông thường mức lãi suất ưu đãi sẽ giao động trong khoảng từ 6% - 8%/năm (tùy vào mục đích vay vốn). Lãi suất ưu đãi được tính trong thời gian đầu của gói vay và có thời hạn cụ thể, khách hàng có thể chọn chương trình ưu đãi trong 3 tháng, 6 tháng 12 tháng hoặc 24 tháng với từng mức lãi suất ưu đãi tương ứng. 

- Lãi suất sau ưu đãi: Hết thời gian ưu đãi, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất sau ưu đãi cho từng gói vay. Phần lớn các ngân hàng đưa ra mức lãi suất sau ưu đãi = lãi suất tiết kiệm của một kỳ hạn nào đó (12 tháng, 13 tháng, 24 tháng…) + biên độ lãi suất. Hoặc một số ngân hàng áp dụng lãi suất sau ưu đãi = lãi suất cơ sở mà ngân hàng đưa ra + biên độ lãi suất.

- Biên độ lãi suất: Ngân hàng sẽ đưa ra biên độ lãi suất cho từng gói vay và không vượt quá mức 4,5%/năm. Như vậy với mỗi chương trình ưu đãi khác nhau mà khách hàng chọn có thể sẽ có mức lãi suất sau ưu đãi không giống nhau do có sự khác biệt về biên độ lãi suất. 

Cách tính lãi vay thế chấp

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng phương thức trả góp với số tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần. Theo đó, hàng tháng khách hàng sẽ phải trả một phần tiền gốc cố định và tiền lãi sẽ giảm dần theo thời gian. Tức là sẽ tính tiền gốc riêng và tính tiền lãi dựa theo tiền gốc còn lại. Với cách tính lãi suất này, bạn có thể sử dụng công thức tính số tiền lãi phải trả hàng tháng như sau:

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng

Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay.

Khi đến tháng kế tiếp, số tiền gốc đã được trừ đi từ tháng trước đó. Và số tiền lãi khách hàng phải trả được tính trên số tiền gốc còn lại.

Lưu ý: Lãi suất vay theo tháng sẽ được tính theo công thức: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng

Phí phạt trả nợ trước hạn

Đây là loại phí mà ngân hàng sẽ thu khi bạn trả nợ trước kỳ hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Phí trả nợ trước hạn sẽ được tính bằng công thức:

Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước

Trong đó:

  • Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Là phần trăm sẽ bị phạt được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn mà ngân hàng và người đi vay đã ký kết.
  • Số tiền trả trước: Là số tiền khách hàng đã vay và trả trước hạn.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng áp dụng phí trả nợ trước hạn cho 3 năm - 5 năm đầu.. Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn sẽ giao động từ 0,5 - 2,5% tùy theo từng gói vay tại ngân hàng.

Các loại phí khi vay thế chấp

Khi vay thế chấp tại các ngân hàng, người đi vay cần phải chịu những khoản phí sau:

  • Phí thẩm định tài sản: Thông thường loại phí này được miễn phí. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng hoặc công ty thẩm định bên ngoài thu phí. Mức phí có thể cố định hoặc giao động căn cứ vào giá trị tài sản thẩm định, vị trí tài sản...
  • Phí công chứng, chứng thực tài sản đảm bảo: Phí này bạn phải chịu khi chứng thực các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo dùng để thế chấp
  • Phí giao dịch đảm bảo: Loại phí này sẽ được thu khi khách hàng và ngân hàng đến cơ quan có thẩm quyền khai báo và đăng ký tài sản đã thế chấp.
  • Phí trả nợ trước hạn: Nếu thanh toán trước kỳ hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay bạn sẽ phải trả loại phí này. 
  • Phí chậm trả nợ: Nếu chậm thanh toán nợ bạn sẽ phải trả phí này do ngân hàng phải thực hiện những công tác liên quan đến xử lý nợ...

Nên vay thế chấp ở đâu?

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai sản phẩm cho vay thế chấp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn có thể tiếp cận các gói vay để thực hiện các mục đích vay vốn một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, trước sự đa dạng của sản phẩm này bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ vay vốn thế chấp đáng tin cậy. Vậy nên vay thế chấp ở đâu? 

Đối với vay thế chấp, bạn nên cân nhắc lựa chọn tổ chức cho vay dựa theo các tiêu chí sau:

  • Ngân hàng cho vay uy tín: Sự uy tín giúp bạn được đảm bảo về khoản vay với một hợp đồng vay vốn rõ ràng.
  • Ngân hàng cho vay chấp nhận đa dạng tài sản đảm bảo: Vay thế chấp bạn bắt buộc phải có tài sản đảm bảo, cho nên hãy lựa chọn địa chỉ vay chấp nhận đa dạng các loại tài sản đảm bảo từ bất động sản đến động sản, hàng hóa…
  • Ngân hàng cho vay với lãi suất thấp: Hãy tiếp cận gói vay của các ngân hàng đưa ra mức lãi suất thấp, phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Điều này giúp giảm gánh nặng trả nợ của bạn đồng thời đảm bảo việc trả tiền lãi được đúng hạn theo quy định.

Nếu có nhu vay vốn thế chấp, các bạn có thể để lại yêu cầu tư vấn TẠI ĐÂY để được hỗ trợ tư vấn miễn phí giúp bạn tìm ra sản phẩm và địa chỉ vay thế chấp uy tín. 

Những lưu ý quan trọng trước khi vay thế chấp

Trước khi vay thế chấp tại ngân hàng, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Tìm hiểu kỹ các gói vay tại ngân hàng, điều này giúp bạn lựa chọn được gói vay phù hợp, đáp ứng được mục đích vay vốn cũng như có kế hoạch trả nợ hợp lý.
  • Cập nhật và nghiên cứu kỹ các thông tin chính liên quan đến sản phẩm vay vốn như chương trình ưu đãi, lãi suất, thời hạn vay, số tiền vay, phí phạt trả nợ trước hạn, các dự án liên kết, điều kiện về tài sản đảm bảo và các điều kiện về thu nhập
  • So sánh lãi suất và số tiền phải trả hàng tháng để chọn gói phù hợp với khả năng trả nợ của mình
  • Kiểm tra kỹ thủ tục trước khi nộp hồ sơ và chắc chắn bạn đã mang theo các giấy tờ bản gốc để đối chiếu.Việc này giúp quá trình giải ngân nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • Đọc kỹ các thông tin và điều khoản trong hợp đồng vay vốn, đặc biệt cần chú ý đến các thuật ngữ về lãi suất, chi phí, phí phạt… để hiểu rõ hơn, tránh nhầm lẫn cũng như rơi vào tình huống không mong muốn.
  • Thường xuyên kiểm tra xem hồ sơ đã được thẩm định và có kết quả hay chưa. Nếu hồ sơ của bạn được duyệt, hãy trao đổi thật kỹ với nhân viên tín dụng về số tiền giải ngân, thời gian và phương thức giải ngân. Trong trường hợp chưa an tâm, hãy liên hệ với ngân hàng cho vay qua dịch vụ hotline để được giải đáp.
  • Chủ động bảo mật thông tin giải ngân tránh rủi ro không đáng có, đặc biệt bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng nếu thấy sự bất thường.
  • Hãy luôn theo sát lịch trả nợ, luôn chuẩn bị khoản tiền thanh toán nợ trước 1 - 2 ngày đề phòng chậm trễ và trao đổi ngay với ngân hàng nếu trả chậm để có phương án xử lý tốt nhất tránh rơi vào nợ xấu gây ảnh hưởng đến việc vay vốn trong tương lai.

Những câu hỏi thường gặp khi vay thế chấp

Vay thế chấp tối đa được bao nhiêu?

Hạn mức cho vay mà ngân hàng phê duyệt cho bạn sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và lịch sử tín dụng. Thông thường, ngân hàng cho bạn vay thế chấp từ 70 - 80% giá trị tài sản đảm bảo và tối đa có thể đến 100% giá trị tài sản đảm bảo. 

Thế chấp sổ đỏ vay được bao nhiêu tiền?

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều cho vay thế chấp sổ đỏ với hạn mức 70 - 80% giá trị định giá của tài sản đảm bảo. Ví dụ, sổ đỏ mảnh đất của bạn có giá trị 500 triệu đồng thì bạn được vay khoảng từ 350 - 400 triệu đồng.

Vay thế chấp sổ đỏ lãi suất bao nhiêu?

Mỗi ngân hàng sẽ có một mức lãi suất khác nhau cho khách hàng vay thế chấp bằng sổ đỏ. Cho nên trước khi đi vay, bạn cần tham khảo để có sự lựa chọn sản phẩm cũng như địa chỉ cho vay uy tín, lãi suất phù hợp.

Vay tiền thế chấp giấy tờ xe máy được không?

Hiện chưa có sản phẩm vay thế chấp nào chấp nhận tài sản thế chấp là giấy tờ xe máy. Nếu bạn muốn vay vốn bằng giấy tờ xe máy thì chỉ có thể tiếp cận gói vay tín chấp bằng giấy đăng ký xe máy (cavet xe) do các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp.

Vay thế chấp 200 triệu lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất khi vay thế chấp 200 triệu đồng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và ngân hàng mà bạn lựa chọn vay vốn. Ví dụ nếu bạn vay mua nhà, xây sửa nhà tại TPBank thì lãi suất ưu đãi 6,8%/năm, còn nếu vay mua ô tô tại TPBank, lãi suất ưu đãi là 7,6%/năm.

Tôi có phải mua bảo hiểm cho khoản vay thế chấp không?

Hiện không có quy định nào về việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi vay vốn tại tổ chức tín dụng. Việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, khi vay thế chấp, bạn nên mua bảo hiểm khoản vay để giảm trừ rủi ro, tránh trường hợp tài sản đảm bảo vừa bị mất giá trị mà thu nhập lại bị ảnh hưởng dẫn tới việc không thể tiếp tục trả khoản vay.

Thu nhập bao nhiêu thì đủ điều kiện vay thế chấp?

Khi vay thế chấp, ngoài tài sản đảm bảo ngân hàng vẫn yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ chứng minh thu nhập. Thông thường với mức thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng là bạn đã đủ điều kiện vay thế chấp.

Thời gian xử lý hồ sơ là bao lâu?

Sau khi bạn cung cấp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng, hồ sơ của bạn sẽ trải qua các bước cơ bản bao gồm định giá tài sản đảm bảo, thẩm định tín dụng, xác nhận cho vay, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo và giải ngân. Thời gian xử lý hồ sơ khoảng từ 3 - 5 ngày, tùy theo từng sản phẩm vay vốn.

Tôi sẽ nhận tiền giải ngân như thế nào?

Bạn sẽ nhận tiền giải ngân trực tiếp tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn vay tiền. 

Tôi có được chọn công ty định giá không hay ngân hàng định giá tài sản thế chấp? 

Bạn có quyền chọn công ty định giá tài sản thế chấp. Trong trường hợp bạn không tự lựa chọn thì bộ phận định giá tài sản của ngân hàng sẽ tiến hành định giá tài sản thế chấp.

Sau bao lâu tôi sẽ nhận được kết quả thẩm định hồ sơ?

Thời gian thẩm định hồ sơ ngắn hay dài phụ thuộc vào giấy tờ, hồ sơ khoản vay mà bạn chuẩn bị. Nếu chuẩn bị đầy đủ thì thẩm định nhanh và ngược lại. Thông thường khoảng 2 - 3 ngày bạn sẽ nhận được kết quả thẩm định hồ sơ nếu bạn cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ. 

Nếu hồ sơ của tôi không vay được tôi có được nhận lại không?

Trong trường hợp hồ sơ không vay được, bạn sẽ được nhận lại vì ngân hàng sẽ trả lại hồ sơ cho bạn.

Tôi có thể trả trước khoản vay không?

Bạn có thể trả trước khoản vay nhưng phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn. Mức phí này giao động từ  0,5 - 2,5% nhân số tiền trả trước hạn (tùy thuộc vào từng ngân hàng).

Tôi thế chấp tài sản rồi có cần chứng minh thu nhập không?

Bạn vẫn cần chứng minh thu nhập và bắt buộc phải có những giấy tờ chứng minh thu nhập như giấy tờ theo dõi hoạt động kinh doanh, doanh số kinh doanh, hợp đồng lao động, sao kê lương...(tùy thuộc theo mục đích, nhu cầu vay ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp loại giấy tờ phù hợp). 

Trên đây là những thông tin cơ bản về vay thế chấp cũng như cách tính lãi suất vay và giải đáp các thắc mắc khi vay vốn, hy vọng bạn đã nắm rõ để quá trình vay vốn diễn ra thuận tiện. Nếu có thắc mắc gì về vay thế chấp ngân hàng, bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY, TheBank sẽ liên lạc và hỗ trợ miễn phí giúp bạn lựa chọn được sản phẩm và địa chỉ vay vốn thế chấp phù hợp.

Lê Minh Nguyệt 

Nhận xét

Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận

Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.

Gửi bình luận
nhận xét
Sắp xếp : Mới nhất